Bệnh viện chuyên khoa ngoại thần kinh quốc tế

(INTERNATIONAL NEUROSURGERY HOSPITAL)

65A Lũy Bán Bích - Phường Tân Thới Hòa - Quận Tân Phú - TP.Hồ Chí Minh
ĐT: (028) 39616977- 39616996 - Fax: (028) 39616978

" CHẤT LƯỢNG LÀ NIỀM TIN "

Cấp cứu ngoại thần kinh và giải đáp thắc mắc trong trường hợp khẩn cấp 0947.65.65.65 - 0906 31 9999

Co Giật và Động Kinh

CO GIẬT và ĐỘNG KINH

Thạc Sỹ Cù Mỹ Hiếu Hạnh

  1. CÁC THUẬT NGỮ
  • Co giật là tình trạng khi bệnh nhân bị cứng và co thắt bắp cơ không kiểm soát được cùng với thay đổi nhận thức. Các cơn co thắt gây ra các chuyển động giật thường kéo dài 1 hoặc 2 phút. Co giật có thể là triệu chứng của một số bệnh như bệnh uốn ván, sốt co giật, tình trạng hạ đường huyết, hoặc là một biểu hiện của cơn động kinh
  • Bệnh động kinh (còn gọi là bệnh co giật động kinh) là một bệnh não mạn tính đặc trưng bởi các (≥ 2) cơn co giật tự phát tái diễn (tức là không liên quan đến các tác nhân gây căng thẳng có thể hồi phục) và xảy ra cách nhau > 24 giờ. Một cơn co giật duy nhất không được coi là bệnh động kinh. Bệnh động kinh thường vô căn nhưng với các bệnh lý não khác nhau như các dị tật, đột quỵ và u có thể gây triệu chứng động kinh.
  • Mô tả cơn động kinh: Cơn động kinh có thể xảy ra bất chợt, có hoặc không có dấu hiệu báo trước. Người bệnh đột ngột cảm thấy khó chịu bất thường, ảo giác thị giác, thính giác, nghe mùi lạ …, hoặc đôi khi chỉ cảm thấy mệt không có lý do, tiếp theo là cơn co giật có thể khởi phát cục bộ ở tay, chân , mặt, miệng hay co giật toàn thể và nhanh chóng chuyển thành cơn co cứng toàn thể, mất ý thức (có thể té ngã hoặc làm rớt đồ mà không biết) cơn khoảng vài giây đến vài phút (< 10 phút), kèm có hoặc không theo thở nhanh, sùi bọt mép, cắn lưỡi, cắn môi, tiểu ra quần… Sau cơn người bệnh rất mệt, đau đầu, đờ dẫn, lơ mơ, lú lẫn nằm im không biết gì, hoặc ngủ sâu, có thể có liệt Todd sau cơn hoặc trở lại trạng thái bình thường mà không biết mình đã trải qua chuyện gì.

                  

  1. LÀM GÌ KHI BỊ CO GIẬT:
  • Người bệnh: Khi nhận thấy các dấu hiệu lạ (mệt, khó chịu, ảo giác …) cần ngồi xuống hoặc nằm xuống nghỉ, rời xa các nơi nguy hiểm như, ổ điện, bếp lửa, nước sôi …
  • Người thân hoặc người chứng kiến cơn co giật: cần bình tĩnh, đỡ người bệnh nằm xuống chỗ trống và thoáng, tránh để ngã va đập đầu, giữ đầu người bệnh hơi ngửa ra sau để thông đường thở, mặt nghiêng sang một bên để không hít phải đàm dãi từ miệng. Tuyệt đối không nặn chanh vào miệng người bệnh, không cho bất cứ vật gì vào miệng cho người bệnh cắn. Cơn khoảng vài giây đến dưới 2 phút người bệnh sẽ hồi tỉnh lại.
  • Nhanh chóng đánh giá người bệnh: Có ngừng tim, có tím tái ngừng thở, cơn co giật bao nhiên phút, bao nhiêu cơn (nếu các cơn tiếp diễn) nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Nếu là cơn co giật lần đầu tiên, sau đó người bệnh trở lại bình thường vẫn nên đưa người bệnh đi khám bệnh tại cơ sở có phòng khám thần kinh, hoặc đến khám bệnh tại Bệnh viện chuyên khoa ngoại thần kinh quốc tế, địa chỉ 65a Lũy Bán Bích, phường tân thới hòa, quận Tân phú (ĐT 02839616973)
  1.  CÁC NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ GÂY CO GIẬT

Nguyên nhân

Ví dụ

Sốt cao

Nhiễm trùng, say nắng

Nhiễm trùng não

Áp xe, AIDS, bệnh sốt rét, viêm màng não, oxoplasmosis, bệnh dại, giang mai, uốn ván, viêm não virus

Rối loạn chuyển hóa

Tăng hoặc hạ đường huyết, tăng hoặc hạ Natri, nồng độ canxi, magie máu thấp

Các rối loạn khác

Suy thận hoặc suy gan, có thể dẫn đến rối loạn chức năng não (bệnh não)

Thiếu vitamin B6 (ở trẻ sơ sinh)

Cung cấp oxy không đủ cho não

Nhịp tim bất thường,  Ngừng tim, Ngộ độc khí carbon monoxide, Suýt chết đuối, Gần nghẹt thở, Đột quỵ, Viêm mạch

Tổn thương cấu trúc của não

Khối u não (không ung thư hoặc ung thư)

Chấn thương đầu

Tràn dịch não thất

Xuất huyết nội sọ (chảy máu trong hộp sọ)

Đột quỵ

Các bất thường có hoặc xảy ra khi sinh, bao gồm các rối loạn di truyền

Dị tật bẩm sinh, Rối loạn chuyển hóa di truyền, chẳng hạn như bệnh Tay-Sachs hoặc phenylketon niệu

Tổn thương khi sinh

Tích tụ chất lỏng trong não (phù não

Sản giật, Bệnh não tăng huyết áp

Thuốc kê đơn

Chlorpromazine, Clozapine (thường được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt)

Ciprofloxacin, Imipenem (một loại thuốc kháng sinh)

Chloroquine (được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét)

Cyclosporine (được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị thải ghép tạng).

Indomethacin,  Meperidine (được sử dụng để giảm đau và giảm viêm) .

Theophylline (được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn và các rối loạn đường thở khác)

Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Chất kích thích

Amphetamine, Cocain (quá liều)

Hội chứng cai thuốc phiện sau khi sử dụng nhiều

Rượu

Thuốc gây mê đường toàn thân (dùng trong phẫu thuật)

Thuốc an thần, bao gồm cả thuốc hỗ trợ giấc ngủ

Phơi nhiễm độc tố

Chì, Strychnine

 

  1. BÁC SĨ SẼ LÀM GÌ KHI TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH CO GIẬT?
  • Nếu người bệnh được đưa vào bệnh viện trong tình trạng cấp cứu, đang co giật và mất ý thức, bác sĩ sẽ đánh giá ngay các dấu hiệu sinh tồn, đường thở và tiêm thuốc cắt cơn co giật. Người đưa bệnh nhân vào cần cung cấp các thông tin cho bác sĩ như: Khởi phát lúc nào, kéo dài cơn co giật bao lâu, một cơn hay đã co giật nhiều cơn, cơn lần đầu tiên hay đã được chẩn đoán và đang điều trị thuốc động kinh, có sốt không, có chấn thương đầu hoặc phẫu thuật não gì trước đây không, có sử dụng ma túy hay thuốc gì khác không (đơn thuốc hoặc cầm theo thuốc), …
  • Nếu người bệnh đến khám bệnh ngoài cơn (sau cơn co giật), tùy theo tình trạng hiện tại có thể bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán và đáng giá như: xét nghiệm máu, đo điện não đồ, CT- Scan não, MRI não, đo điện tim…
  • Nếu tình trạng bệnh ổn định, người bệnh có thể được chẩn đoán và điều trị ngoại trú, điều chỉnh thuốc chống động kinh đang uống, theo dõi và hẹn tái khám định kỳ. Nếu tình trạng bệnh nặng, xu hướng tái lặp cơn người bệnh sẽ được yêu cầu nằm viện theo dõi điều trị, làm thêm một số xét nghiệm và chọc dịch tủy sống (nếu cần).

 

  1. Trạng thái động kinh: là tình trạng co giật liên tục; khởi phát có thể là toàn thể hoặc khu trú. Trạng thái động kinh có 2 dạng:
  • Trạng thái động kinh co giật toàn thể gồm ít nhất một trong những điều sau đây: + Hoạt động co cứng co giật kéo dài > 5 phút + hoặc ≥ 2 cơn co giật mà bệnh nhân không tỉnh lại hoàn toàn. (Định nghĩa trước đây về thời lượng > 30 phút đã được điều chỉnh để chẩn đoán và điều trị nhanh hơn). Động kinh toàn thể không điều trị kéo dài > 60 phút có thể gây tổn thương não vĩnh viễn; động kinh kéo dài hơn có thể gây tử vong. Tăng nhịp tim và thân nhiệt. Trạng thái động kinh co giật toàn thể có nhiều nguyên nhân gồm chấn thương sọ não và dừng đột ngột thuốc chống co giật.
  • Trạng thái động kinh không co giật bao gồm động kinh trạng thái khởi phát khu trú và động kinh trạng thái vắng mặt. Chúng thường biểu hiện như những giai đoạn kéo dài của sự thay đổi trạng thái tinh thần. Để chẩn đoán có thể phải làm điện não đồ.

 

  1. Đột tử trong bệnh động kinh: Chết đột ngột không rõ nguyên nhân trong bệnh động kinh (SUDEP) là một biến chứng hiếm gặp của cơn động kinh; nguyên nhân là không rõ. SUDEP thường xảy ra vào ban đêm hoặc trong khi ngủ. Nguy cơ bị SUDEP cao nhất đối với những bệnh nhân bị co giật thường xuyên, đặc biệt là cơn co giật toàn thân. Không có biện pháp nào được chứng minh là làm giảm nguy cơ bị SUDEP, nhưng biện pháp kiểm soát co giật tốt nhất có thể được khuyến cáo.

Từ khóa: Co giật, động kinh, trạng thái động kinh

 

 

Hoạt động chuyên môn