Bệnh viện chuyên khoa ngoại thần kinh quốc tế

(INTERNATIONAL NEUROSURGERY HOSPITAL)

65A Lũy Bán Bích - Phường Tân Thới Hòa - Quận Tân Phú - TP.Hồ Chí Minh
ĐT: (028) 39616977- 39616996 - Fax: (028) 39616978

" CHẤT LƯỢNG LÀ NIỀM TIN "

Cấp cứu ngoại thần kinh và giải đáp thắc mắc trong trường hợp khẩn cấp 0947.65.65.65 - 0906 31 9999

Viêm Não

VIÊM NÃO

Thạc Sỹ Cù Mỹ Hiếu Hạnh

  1. Viêm não là gì ?

Viêm não cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở mô não – có thể lan toả hay khu trú, do nhiều nguyên nhân gây nên.

  • Các nguyên nhân gây viêm não:

- Vi khuẩn: Ở trẻ em, nguyên nhân thường gặp nhất là vi khuẩn Hemophilus influenza typ B (Hib), phế cầu và não mô cầu; Ở người lớn là liên cầu khuẩn, phế cầu và não mô cầu, lao,

- Virus: Các virus gây viêm não ở người có thể gặp là:
+ Herpesviridae: HSV-1, HSV-2, vi rus thủy đậu (VZV) , cytomegalovirus (CMV), Epstein-Barr Virus (EBV), Virus herpes người (HHV-6),…
+ Các Flavivirus: virus viêm não Nhật Bản (JEV), virus viêm não do ve truyền, virus Dengue,…
+ Paramyxovirus: virus sởi, virus quai bị,
+ Các loại khác: HIV, virus dại, Adenovirus, virus cúm, Rotavirus,.
Trong các virus trên, virus có thể gây viêm não thứ phát sau khi nhiễm trùng tại cơ quan ban đầu là virus cúm, virus sởi, virus quai bị, virus Rubella, virus CMV, virus VZV,…

- Tự miễn: viêm não do căn nguyên tự miễn triệu chứng thường là bán cấp và tái phát nhiều lần (xem bài viêm não tự miễn)

  1. Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp :

Giai đoạn khởi phát (sau ủ bệnh từ 2-14 ngày)

Sốt: là triệu chứng phổ biến, xẩy ra đột ngột, sốt liên tục 39-400 C nhưng cũng có khi sốt không cao.
Nhức đầu, kích thích, kém linh hoạt.
Có thể có các triệu chứng khác tuỳ theo loại virus như: + Ho, chảy nước mũi, + Tiêu chảy, phân không có nhày, máu . + Phát ban: mẩn đỏ, bọng nước hoặc ban ở lòng bàn tay, bàn chân kèm loét miệng (bệnh tay- chân – miệng gặp ở viêm não do Enterovirus 71).

Giai đoạn toàn phát: Sau giai đoạn khởi phát, các biểu hiện thần kinh sẽ nhanh chóng xuất hiện:

  • Rối loạn tri giác từ nhẹ đến nặng như: ngủ gà, li bì, lơ mơ đến hôn mê.
  • Thường có co giật.
  • Có thể có các dấu hiệu thần kinh khác: dấu hiệu màng não, các dấu hiệu thần kinh khu trú (liệt nửa người hoặc tứ chi), tăng hoặc giảm trương lực cơ…
  • Có thể có suy hô hấp, phù phổi cấp, suy tim hoặc sốc.

Các thể lâm sàng

  • Thể tối cấp: Sốt cao liên tục, co giật, hôn mê sâu, suy hô hấp, trụy mạch và dẫn đến tử vong nhanh.
  • Thể cấp tính: diễn biến cấp với các biểu hiện lâm sàng nặng, điển hình.
  • Thể nhẹ: rối loạn tri giác mức độ nhẹ và phục hồi nhanh chóng.

 

  1. CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC TEST THỰC HIỆN SAU KHI BỆNH NHÂN NGHI VIÊM NÃO ĐÃ NHẬP VIỆN:
  • Dịch não tuỷ: Có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, cần được chỉ định xét nghiệm dịch não tuỷ sớm khi nghi ngờ viêm não.
  • Xét nghiệm máu : Công thức máu, Điện giải đồ và đường huyết
  • Các xét nghiệm xác định nguyên nhân:
    + Dịch não tủy : Đếm tế bào bạch cầu, Protein, Glucose, cấy DNT tìm lao, vi trùng
    + Tìm kháng thể IgM, IgG đặc hiệu cho từng loại căn nguyên virus như Herpes Simplex Virus (HSV), Ebstein Bar Virus (EBV), Cytomegalo virus (CMV)
    + Tìm kháng nguyên đặc hiệu cho từng loại căn nguyên bằng kỹ thuật phản ứng khuyếch đại chuỗi polymeza (PCR) như lao , HSV, EBV, CMV
    + Xét nghiệm bộ kháng thể viêm não tự miễn
  • Các xét nghiệm khác:

+ Điện não đồ.
+ Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) não, mri não có thuốc
+ Chụp tim phổi.

(hình ảnh MRI viêm não)

  1. Cần loại trừ các bệnh thần kinh khác sau đây:
  • Co giật do sốt cao.
  • Ngộ độc cấp.
  • Sốt rét thể não.
  • Chảy máu não-màng não.
  • Động kinh.  

 

  1. ĐIỀU TRỊ

Các bệnh nhân nặng, hôn mê, lú lẫn, suy hô thấp, co giật … nằm viện  điều trị tại khoa săn sóc tích cực

Nguyên tắc điều trị

*.Bảo đảm các chức năng sống

  • Bảo đảm thông khí, chống suy hô hấp, chống các rối loạn tuần hoàn, sốc, trụy mạch.
  • Chống phù não.

*.Điều trị triệu chứng

  • Hạ nhiệt.
  • Chống co giật.
  • Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, đường huyết (nếu có).

*.Chăm sóc và điều trị hỗ trợ

  • Đảm bảo chăm sóc và dinh dưỡng.
  • Phục hồi chức năng sớm.
  • Phòng và chống bội nhiễm; nhiễm khuẩn bệnh viện.

* Điều trị nguyên nhân:

- Kháng sinh: Cefalosporin thế hệ III, IV qua được hàng rào máu não

- Thuốc diệt virus Acyclovir 30mg /Kg/24 giờ trong 14-21 ngày, dùng sớm nếu nghi viêm não virus

- Corticosteroid nếu có bằng chứng viêm não tự miễn

Phòng bệnh

  • Vệ sinh phòng bệnh
  • Vệ sinh cá nhân, nằm màn chống muỗi đốt.
  • Vệ sinh ăn uống để tránh lây nhiễm mầm bệnh qua đường tiêu hoá.
  • Vệ sinh ngoại cảnh, không nuôi gia súc gần nhà, gần khu dân cư.
  • Diệt côn trùng, tiết túc trung gian truyền bệnh, diệt bọ gậy, diệt muỗi.
  • Tiêm chủng
  • *.Tiêm phòng viêm não Nhật Bản:
  • *.Tiêm chủng vắc xin bại liệt, sởi, quai bị, thuỷ đậu theo lịch tiêm chủng.

 

Hoạt động chuyên môn