Bệnh viện chuyên khoa ngoại thần kinh quốc tế

(INTERNATIONAL NEUROSURGERY HOSPITAL)

65A Lũy Bán Bích - Phường Tân Thới Hòa - Quận Tân Phú - TP.Hồ Chí Minh
ĐT: (028) 39616977- 39616996 - Fax: (028) 39616978

" CHẤT LƯỢNG LÀ NIỀM TIN "

Cấp cứu ngoại thần kinh và giải đáp thắc mắc trong trường hợp khẩn cấp 0947.65.65.65 - 0906 31 9999

VIÊM TỦY THỊ THẦN KINH

VIÊM TỦY THỊ THẦN KINH

Bệnh viêm tủy thị thần kinh (Tên tiếng Anh: Neuromyelitis optica – NMO) là một bệnh ảnh hưởng đến mắt và tủy sống của bạn. Ngoài ra, bệnh còn được gọi là bệnh Devic.

  1. Bệnh viêm tủy thị thần kinh là bệnh gì?

Bệnh viêm tủy thị thần kinh xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh tại hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống). Những đợt tấn công này có thể xảy ra trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Tình trạng này được gọi là viêm tủy thị thần kinh đơn pha. Hoặc bạn bị tái đi tái lại nhiều tháng hoặc nhiều năm. Thể này được gọi là viêm tủy thị thần kinh tái phát. Đối với thể này, triệu chứng biến mất nhưng rồi lại xuất hiện và nặng hơn theo thời gian.

Cả nam và nữ đều có tỉ lệ mắc thể đơn pha bằng nhau. Tuy nhiên ở thể viêm tủy thị thần kinh tái phát, nữ giới thường có tỉ lệ mắc nhiều hơn nam giới. Trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh này

  1. Triệu chứng của bệnh viêm tủy thị thần kinh

Các dấu hiệu của bệnh viêm tủy thị thần kinh được chia thành hai loại. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng sau:

  • Viêm dây thần kinh thị giác. Đây là tình trạng viêm của dây thần kinh thị – phụ trách dẫn truyền thông tin từ mắt đến não. Bạn có thể đột ngột bị mờ mắt. Bệnh thường xuất hiện ở một bên mắt, nhưng đôi khi vẫn xuất hiện ở cả hai mắt.
  • Viêm tủy ngang. Đây là tình trạng viêm tại tủy sống. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng ở tay và chân. Chẳng hạn như đau, yếu, tê hoặc thậm chí là liệt. Bệnh cũng có thể gây mất kiểm soát tiêu tiểu của bạn. Bạn có thể bị buồn nôn, nôn, nấc cụt, cứng cổ hoặc đau đầu.
  1. Nguyên nhân nào gây bệnh viêm tủy thị thần kinh?

Hiện nay, các bác sĩ vẫn không chắc chắn nguyên nhân gây bệnh viêm tủy thị thần kinh là gì. Hơn 95% bệnh nhân bị NMOSD không thấy có yếu tố gia đình. Tuy nhiên khoảng 50% bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân có kèm các bệnh tự miễn. Các rối loạn tự miễn xảy ra khi quá trình bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật hoặc các sinh vật xâm nhập vào cơ thể (như vi khuẩn ), vì lý do chưa rõ, đột nhiên tấn công lại chính các tế bào khỏe mạnh của cơ thể.

  1. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm tủy thị thần kinh?

Hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng chẩn đoán, bao gồm:

  • Khám và đánh giá chức năng thần kinh bao gồm thị lực, lời nói, sức cơ, phản xạ…
  • Chụp cộng hưởng từ não, tủy sống để xác định bản chất, vị trí tổn thương ở dây thần kinh thị hay tủy sống.
  • Xét nghiệm máu cơ bản và chuyên sâu, xét nghiệm dịch não tủy để tìm kháng thể.
  1. Điều trị bệnh viêm tủy thị thần kinh
  • Corticosteroid liều cao trong đợt cấp. Nếu không đáp ứng với corticoid thì kết hợp lọc huyết tương.
  • Các thuốc ức chế miễn dịch để điều trị dự phòng tái phát như: Azathioprine, Cell Cept, Rituximab, Eculizumab ...

 

Hoạt động chuyên môn