Bệnh viện chuyên khoa ngoại thần kinh quốc tế

(INTERNATIONAL NEUROSURGERY HOSPITAL)

65A Lũy Bán Bích - Phường Tân Thới Hòa - Quận Tân Phú - TP.Hồ Chí Minh
ĐT: (028) 39616977- 39616996 - Fax: (028) 39616978

" CHẤT LƯỢNG LÀ NIỀM TIN "

Cấp cứu ngoại thần kinh và giải đáp thắc mắc trong trường hợp khẩn cấp 0947.65.65.65 - 0906 31 9999

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH ĐAU VÙNG THẮT LƯNG VÀ DẪN ĐẾN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

PGS.TS. Võ Văn Nho

Đau vùng thắt lưng xảy ra thường xuyên ở người trên 40 tuổi, ở lứa tuổi này cột sống cũng dễ bị thoái hóa, các khối cơ dọc cột sống ở phía sau rất dễ bị kích thích làm đau vùng thắt lưng, thậm chí đau này có thể lan đến vùng lưng gây ra khó khăn trong lúc đi lại hoặc khi nằm nghỉ, hoặc đau tăng lên khi làm việc. Đối với những người khi có cột sống bị thoái hóa, mà dân gian thường cho là cột sống có mọc gai hoặc mặt khớp của đốt sống bị viêm làm ảnh hưởng đến lao động chân tay hoặc làm việc ở văn phòng. Đôi khi những người này ngồi lâu trên bàn làm việc cũng bị đau vùng thắt lưng. Những trường hợp đau này nếu đứng dậy đi lại tới lui trong vòng 10 hoặc 15 phút để cho các cơ cạnh cột sống không bị co thắt thì cơn đau sẽ giảm và có thể tiếp tục công việc trở lại.

Đối với người lớn tuổi, cần phải giữ cho khối cơ cạnh cột sống trong tình trạng hoạt động tối ưu nhất như căng giãn khối cơ này một cách chậm chạp và điều hòa, không được có những động tác quá đột ngột hoặc quá nhanh làm cho khối cơ đó quá kích thích và dẫn đến co thắt dữ dội gây đau. Điều quan trọng nên tập thể dục mỗi ngày nhất là vào buổi sáng như bơi lội, tập đi bộ với tốc độ hơi nhanh, cũng có thể chạy bộ. Buổi sáng là thời gian lý tưởng nhất để tập vận động bởi vì lưng người lớn tuổi sau một đêm nằm ngủ lâu dài không hoạt động các khối cơ cạnh cột sống trở nên cứng, nhất là vào buổi sáng. Nhiều người than phiền tại sao khi ngủ dậy không thể ngồi dậy hay đứng lên ngay được, phải ngồi dậy và đứng lên từ từ để cho các khối cơ vùng thắt lưng hoạt động trở lại và mềm mại hơn rồi mới có thể đi lại được dễ dàng hơn, thông thường phải mất từ 15 đến 30 phút sau mới có thể đi lại được và không còn đau. Điều này xảy ra bất chấp trên nệm cứng hoặc giường cứng mà chúng ta có thói quen sử dụng mỗi ngày.

Trong trường hợp chúng ta có thói quen nằm ngủ ở một tư thế nằm duổi thẳng với thời gian lâu trong một cái ghế ngồi chật hẹp hoặc ngồi trong một chiếc xe hơi với chất lượng kém, dễ gây đau lưng nặng thêm. Người ta ước tính rằng áp lực bên trong đĩa đệm sẽ tăng 200% khi chuyển từ tư thế nằm nghiêng sang đứng. Và giảm nhanh 400% khi ngồi ở ghế với tư thế thoải mái. Cho nên, nếu chúng ta biết chọn một tư thế ngồi đúng và dễ chịu sẽ làm giảm áp lực trong đĩa đệm. Từ đó, chúng ta có thể tránh được đau lưng và gây ra lồi đĩa đệm nếu tư thế này có thói quen lâu dài.

Một cuộc du hành lâu bằng xe hơi hoặc trên máy bay mà không thay đổi tư thế ngồi, như vậy, đặt trong một tư thế quá căng thẳng trên đĩa đệm và các cấu trúc dây chằng trong cột sống. Chính điều này sẽ làm cho đĩa đệm luôn gia tăng áp lực và được thúc đẩy liên tục, ảnh hưởng đến giãn các vòng xơ bao quanh đĩa đệm (nhân nhày) và lồi dần ra phía sau làm ảnh hưởng đến rễ thần kinh và tủy sống. Đôi khi vòng xơ đó bị vỡ và chui qua khe của dây chằng dọc sau vào trong ống sống, chèn ép chùm đuôi ngựa và rễ thần kinh ảnh hưởng đến đau theo rễ và các dấu hiệu khác liên quan đến chùm đuôi ngựa mà chúng ta thường gọi là đau dây thần kinh tọa mà trong y học thường dùng thuật ngữ thoát vị đĩa đệm có chèn ép rễ thần kinh.

Khi chúng ta nhấc một vật nặng, tư thế lưng và thắt lưng phải cong lại (gập lại) hoặc khi đưa một vali nặng từ trong xe hơi ra ngoài có thể gặp rủi ro. Sau đó có thể bị đau vùng thắt lưng, thậm chí bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng. Vì đối với người đã bị đau vùng thắt lưng mãn tính, nếu không cẩn thận như trên đôi khi sẽ xảy ra thoát vị đĩa đệm, thậm chí đĩa đệm có thể chui vào trong ống sống gây chèn ép nặng rễ thần kinh và chùm đuôi ngựa, đôi khi không thể đi lại được hoặc nằm với bất cứ tư thế nào họ cũng đau. Những trường hợp này rất thường gặp trong sinh hoạt hiện nay và đều phải phẫu thuật sau khi được các thầy thuốc chuyên khoa về ngoại thần kinh và chỉnh hình khám và được làm chẩn đoán rõ ràng bằng cộng hưởng từ (MRI). Cộng hưởng từ được xem như là một phương tiện giúp chẩn đoán chính xác về loại bệnh lý này.

Bài viết liên quan

Hoạt động chuyên môn